Tiếng Việt  EN
We bring good thing to life!
THANG MÁY HẢI PHÚ MINH

Toàn cầu hơn 30 triệu ca mắc Covid-19, Israel sắp phong tỏa lần hai

Các lệnh phong tỏa mới được Israel ban bố gồm yêu cầu người dân chỉ nên đi lại trong khoảng cách 500m tính từ nhà, ngoại trừ những hoạt động như đi làm, đi mua sắm nhu yếu phẩm hay tập thể dục ngoài trời. Các công xưởng và nhiều nhà thờ chỉ được hoạt động ở mức cho phép.

Toàn cầu hơn 30 triệu ca mắc Covid-19, Israel sắp phong tỏa lần hai
Người dân Israel đi mua nhu yếu phẩm trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Ảnh: Thời báo Israel

“Chúng tôi đã nỗ lực hết mình nhằm cân bằng những cân nhắc về sức khỏe và nhu cầu về kinh tế. Nhưng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao đồng nghĩa với việc siết chặt các lệnh hạn chế. Tôi không vô cớ áp lệnh phong tỏa, và tôi sẽ không ngần ngại áp đặt thêm nhiều lệnh hạn chế nữa nếu cần thiết”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với tờ Thời báo Israel hôm 17/9.

“Nghĩa vụ và trách nhiệm của tôi, với tư cách là Thủ tướng, không chỉ là bảo vệ sức khỏe của các bạn, mà còn là bảo vệ mạng sống của người dân. Hãy nhớ đeo khẩu trang và tránh xa những nơi đông người”, ông nói thêm.

Số liệu trên trang thống kê Worldometers cho biết, Israel tính tới nay đã ghi nhận 175.256 ca dương tính với virus Sars-CoV-2, trong đó có 1.169 ca tử vong.

Tình hình dịch trên toàn cầu

Dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho gần 30,3 triệu người khắp toàn cầu, trong đó bao gồm 949.412 người tử vong. Số liệu trên được Worldometers cập nhật lúc 5h sáng nay (18/9). Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt gần 22 triệu người.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là 6.865.229 và 202.078. Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với 5.212.686 người nhiễm và 84.404 ca tử vong. Kế đó là Brazil với 4.455.386 người bệnh, bao gồm 134.935 người trong đó đã tử vong.

Trung Quốc mở rộng đối tượng thử vắc-xin

Một hồ sơ được công bố ngày 16/9 cho biết, có tổng cộng 552 người khỏe mạnh tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), từ 3-17 tuổi, sẽ tham gia dùng hai liều vắc-xin CoronaVac của tập đoàn Sinovac Biotech hoặc giả dược, trong cuộc thử nghiệm kết hợp giai đoạn một và hai dự kiến bắt đầu vào ngày 28/9.

Theo Reuters, Trung Quốc đã tiến hành tiêm cho ít nhất hàng nghìn công dân trong quá trình thử nghiệm vắc-xin, thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với việc phát triển vắc-xin ở nước này, bất chấp những lo ngại của nhiều chuyên gia y tế về độ an toàn của các loại thuốc chưa hoàn thành tiêu chuẩn thử nghiệm.

 

Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, dịch Covid-19 thường gây bệnh nhẹ hơn ở trẻ em so với người lớn, nhưng cũng có một số trẻ em cần chăm sóc đặc biệt.

Hồi đầu tháng, tập đoàn Sinovac thông báo vắc-xin CoronaVac dường như an toàn và có thể tạo ra kháng thể cho đối tượng người lớn tuổi, trong khi mức độ kháng thể do vắc-xin tạo ra thấp hơn một chút ở những trường hợp người trẻ tuổi, trích dẫn kết quả sơ bộ từ một thử nghiệm giai đoạn đầu đến giai đoạn giữa.

14% số ca nhiễm trên toàn cầu là nhân viên y tế

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 17/9 cho biết, có khoảng 1/7 số ca nhiễm trên toàn cầu là các nhân viên y tế và con số này tại một số quốc gia là khoảng 1/3.

“Có khoảng 14% số ca nhiễm được WHO ghi nhận trên toàn cầu là các nhân viên y tế, và con số này tại một vài quốc gia là 35%. Dĩ nhiên, số liệu này không đầy đủ do khó có thể nắm rõ số nhân viên y tế trên nhiễm bệnh khi đang làm việc, hay khi họ sống ngoài cộng đồng. Các nhân viên y tế không chỉ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh. Hàng ngày, họ phải tiếp xúc với sự căng thẳng, kiệt sức hay thậm chí là bạo lực”, ông Ghebreyesus nói.

Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan nhận định, có ba điều ám ảnh nhất đối với nhân viên y tế tại tiền tuyến chống dịch. Một là, họ không thể giúp đỡ được người bệnh khỏi sự hiểm nghèo của bệnh tật, hai là bản thân họ bị nhiễm bệnh rồi lây cho đồng nghiệp và bạn bè. Và cuối cùng là nguy cơ họ có thể sẽ lây bệnh cho gia đình.

Tuấn Trần (theo Vietnamnet)

icon facebok icon google icon youtobe