Thang máy là gì?
Thang máy là thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15⁰ so với phương thẳng đứng.
Kiểm định thang máy có cần thiết không?
Thang máy là loại thiết bị vận chuyển người hoặc hàng theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15⁰ so với phương thẳng đứng, dừng tầng chính xác. Thang máy là thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định ở vị trí thứ 21 trong thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành ngày 06 tháng 3 năm 2014. Vì thế những ai sử dụng thang máy dù tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân hộ gia đình đều phải kiểm định thang máy theo quy định của Nhà nước.
Không kiểm định thang máy có bị phạt gì không?
- Nếu tổ chức hay cá nhân sử dụng thang máy mà không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bị phạt từ 1.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ.
- Phạt từ 3.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy. Thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Phạt từ 50.000.000 VNĐ đến 75.000.000 VNĐ đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.
- ( Muốn hiểu rõ hơn về quy định sử phạt mời Quý khách tham khảo nghị định số 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2013 ).
Đơn vị sử dụng thang máy cần chuẩn bị gì để công việc kiểm định thang máy được thuận lợi nhất?
- Bên đơn vị sử dụng thang máy cần chuẩn bị tất cả các hồ sơ liên quan của lần kiểm định trước đó như: Lý lịch thang máy, phiếu kết quả kiểm định, biên bản kiểm định thang máy cũ, các kiến nghị ( nếu có ), …
- Sau khi thống nhất thời gian ( ngày, giờ ) kiểm định thì bên đơn vị sử dụng thang cũng yêu cầu bên đơn vị bảo trì thang máy đến hỗ trợ đơn vị kiểm định chạy thang và khắc phục những lỗi trong quá trình kiểm định thang máy gây ra.
- Nếu thang đông khách đi thì yêu cầu đơn vị sử dụng thang dán bảng thông báo cho mọi người biết ngày giờ kiểm định để mọi người không dùng thang trong suốt quá trình kiểm định thang máy.
Thang máy loại nào thì cần phải kiểm định và loại nào thì không?
Kiểm định thang máy điện hay còn gọi là thang máy dẫn động điện loại I, II, III, IV phân loại theo TCVN 7628:2007 ( sau đây gọi tắt là thang máy ) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành.
Quy trình này không áp dụng cho các thiết bị nâng dạng thang guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, thang máy tàu thuỷ, sàn nâng thăm dò hoặc ở giàn khoan trên biển, vận thăng xây dựng và các loại đặc chủng khác. Không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như: trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hoá nguy hiểm, thang máy loại V được phân loại theo TCVN 7628:2007, thiết bị có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15⁰.
Các tiêu chuẩn được áp dụng gồm:
- QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện.
- TCVN 6395:2008, thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6904:2001, thang máy điện – phương pháp thử – các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 7628:2007 ( ISO 4190 ), lắp đặt thang máy.TCVN 5867:2009, thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng, yêu cầu an toàn.
- TCVN 9358:2012, lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp, yêu cầu chung.
- TCVN 9385:2012, chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định lại phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Khi nào thì phải tiến hành kiểm định thang máy?
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy; khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Thiết bị, dụng cụ để phục vụ kiểm định thang máy
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thang máy điện phải phù hợp và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
- Thiết bị đo dòng điện.
- Thiết bị đo hiệu điện thế.
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.C
- ác dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở.
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
- Thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác ( nếu cần ): thiết bị kiểm tra chất lượng cáp thép.
Quy trình kiểm định thang máy
Cục an toàn lao động công bố 27 quy trình kiểm định các loại máy móc vật tư nghiêm ngặt về an toàn lao động và quy trình kiểm định thang máy là QTKĐ: 03-2014/BLĐTBXH. Để hiểu rõ hơn Quý khách có thể đọc quy trình trên mạng. Ở đây Công ty sản xuất thang máy Hải Phú Minh xin sơ lược về các bước trong quy trình kiểm định thang máy như sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy.
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải.
- Các hình thức thử tải – phương pháp thử.
- Xử lý kết quả thẩm định.
Thời hạn kiểm định thang máy
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 04 năm. Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó..
Lưu ý: Nếu Quý khách đang có thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay để tìm hiểu thông tin chi tiết về kiểm định thang máy Hải Phú Minh.
‘‘ Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt ’’
Các kỹ sư HPM đang kiểm tra thiết bị cho khách hàng tại Hà Nội